Báo giá mô tơ cổng âm sàn Ý, Đài Loan, Malay giá rẻ mới nhất
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Cổng truyền thống đóng mở đang dần mất đi vị thế trên thị trường, “nhường chỗ” cho các loại cổng hiện đại hơn “chiếm ngôi” và phát triển sâu rộng, trong đó có cổng tự động âm sàn. Nếu bạn đang có ý định đặt mua cổng sử dụng loại mô tơ cổng âm sàn, hãy tham khảo chi tiết bảng giá mô tơ cổng âm sàn qua bài viết dưới đây!
Danh mục [Hiện]
Mô tơ cổng âm sàn là gì? Dùng cho những loại cổng nào?
Mô tơ cho cổng âm sàn là một loại động cơ đóng, mở các cánh cổng một cách tự động được đặt hoặc chôn dưới đất thay vì lắp trên trụ nối với cánh cổng như motor tay đòn hay lắp trên vòm cổng.
Thiết bị này có thể điều khiển các loại cổng từ 1 cánh đến 4 cánh và được sử dụng khá rộng rãi và có tính ứng dụng cao với nhiều loại công trình như nhà ở, nhà máy, công xưởng, khách sạn,…
Bộ điều khiển được lắp ghép vào các cánh cổng dùng trong dân dụng, trong các gia đình, nhà ở là chủ yếu. Các loại cửa được sử dụng phổ biến nhất là: cổng mở cánh hoặc cổng trượt gấp.
Các thương hiệu sản xuất ra sản phẩm dành cho cổng hiện nay được thiết kế để có thể chịu được tải trọng lên đến 800kg cho mỗi cánh. Chiều dài của cánh là từ 1 mét cho đến 5 mét.
Thiết bị này lắp được cho cổng 1 cánh, cổng tự động 2 cánh hoặc cổng tự động 4 cánh đều được. Không phân biệt mọi chất liệu của cánh cửa đều có thể lắp đặt và sử dụng được.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mô tơ cổng âm sàn
Motor điều khiển các cánh cổng được lắp đặt một cách tương đối kín đáo, cũng giống như mô tơ cổng lùa hay tay đòn, nó có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác biệt với các loại cổng truyền thống và các loại khác đang được sử dụng trên thị trường.
Cấu tạo của motor cửa cổng âm sàn
Mô tơ điều khiển cổng âm sàn cấu tạo từ một bộ tay quay truyền động, chìa khóa ly hợp, một bảng mạch điều khiển và được bảo vệ bởi một lớp vỏ hộp được làm từ chất liệu cách điện và chống thấm nước. Trong đó, bảng mạch điều khiển là bộ phận quan trọng nhất, là một “đơn vị” nhận và phát tín hiệu.
Chúng nhận tín hiệu từ thiết bị điều khiển như nút bấm, remote,… và phát tín hiệu điều khiển bộ động cơ đóng hoặc mở cổng theo lệnh của thiết bị điều khiển. Để làm được điều này, bảng mạch điều khiển bao gồm một thiết bị nhận sóng và một board mạch điều khiển.
Nhìn chung, một bộ thiết bị đầy đủ cho cổng của bạn bao gồm mô tơ điều khiển cổng, cảm biến an toàn, các chốt chặn và thiết bị điều khiển từ xa.
Các thông số kỹ thuật cơ bản như sau:
- Điện lưới: 220 – 230V
- Nguồn điện: DC 24V
- Công suất hoạt động: 200 – 240W
- Chức năng mở cổng từng phần
- Tiêu chuẩn bảo vệ: IP 67
Nguyên lý hoạt động của motor cổng âm sàn
Mô tơ cổng âm sàn hoạt động theo nguyên tắc truyền tín hiệu và phối hợp. Các bộ phận trong nó cũng như các thiết bị trong bộ thiết bị kết nối hoạt động với nhau một cách hài hòa.
Thiết bị nhận sóng sẽ tiếp nhận tín hiệu từ thiết bị điều khiển từ xa khi người dùng thực hiện các thao tác lệnh trên thiết bị điều khiển này. Nguồn điện sau đó sẽ được mở ở cấp độ mà người dùng chọn để di chuyển các cánh cổng, giảm tốc khi đã di chuyển được ⅘ quãng đường để giảm thiểu tiếng ồn va chạm và sẽ dừng lại hoàn toàn khi các cánh cổng chạm vào các chốt chặn.
Trong quá trình di chuyển này, bộ phận cảm biến an toàn cũng sẽ hoạt động để rà soát, phát hiện các vật cản như người, động vật,… Khi phát hiện các vật cản, các cánh cổng sẽ dừng di chuyển hoặc di chuyển theo hướng ngược lại để đảm bảo sự an toàn cao nhất có thể.
Các loại mô tơ cổng tự động âm sàn
Hiện nay, trên thị trường có các loại motor cho cổng tự động âm sàn khác nhau với các cơ chế hoạt động có sự khác biệt nhất định. Trong đó, hai loại phổ biến nhất là mô tơ cổng âm sàn cơ điện và thủy lực.
- Mô tơ cổng âm sàn loại động cơ điện là loại động cơ có khả năng chuyển đổi điện năng thành cơ năng để tác động lực di chuyển các cánh cổng. Loại này thường có công suất nhỏ hơn, phù hợp với các cánh cổng tương đối nhẹ, khoảng từ 400kg trở xuống.
- Mô tơ cổng âm sàn loại động cơ thủy lực không chuyển đổi điện năng mà sử dụng chất lỏng truyền lực đẩy lên chất lỏng. Những chất lỏng được sử dụng có thể là nhớt, hóa chất,… với độ đậm đặc, tính chất khác nhau và phổ biến nhất là dầu – vừa đóng vai trò là môi chất để truyền lực, vừa dùng để làm trơn bề mặt tiếp xúc, giảm hao hụt do ma sát.
Sử dụng hệ thống thủy lực sẽ có công suất lớn hơn, có khả năng chịu lực lớn hơn, đồng nghĩa với việc chúng có thể áp dụng cho các cánh cổng nặng, bịt kín với khối lượng tối đa lên đến 800kg.
Ưu và nhược điểm của mô tơ cổng âm sàn
Tương tự như những kiểu khác như cổng tự động tay đòn, hay cổng trượt, bên cạnh những tiện ích mang lại cho người dùng thì nó cũng có những hạn chế nhất định. Những phân tích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều này.
Ưu điểm của motor cổng tự động âm sàn
- Ưu điểm đầu tiên phải kể đến đó là việc lắp đặt chúng tương đối dễ dàng và nhanh chóng, không quá phức tạp. Các nhân viên kĩ thuật sẽ đo đạc, xem xét và lựa chọn hướng lắp đặt phù hợp.
- Công việc này yêu cầu kinh nghiệm và biết quan sát, tính toán nên các nhân viên kĩ thuật thực hiện việc đưa ra phương án lắp đặt thường có trình độ cơ sở hoặc ở mức cao về hệ thống kỹ thuật. Sau đó, vì mô tơ được đặt âm sàn nên cần đào một khoảng trống đủ để đặt vừa hộp và tính hệ thống thoát nước giảm thiểu nhiễm nước vào mạch động cơ.
- Công việc cuối cùng là kết nối các bộ phận trong bộ cổng với nhau.
- Bên cạnh đó, sản phẩm có tính ứng dụng cao, có thể áp dụng tại nhiều địa hình, thậm chí là địa hình không phù hợp để lắp đặt các động cơ tiêu chuẩn như dốc, ngoằn ngoèo, có vật cản,… Chúng có thể điều khiển hầu hết các loại cổng với các thiết kế trụ cổng khác nhau.
- Một điểm cộng dễ thấy là sự đáp ứng tính thẩm mỹ, vì được đặt âm dưới đất nên hầu hết các bộ phận sẽ không lộ ra mà chỉ thấy được bản lề. Nếu bạn là người coi trọng tính thẩm mỹ, một chiếc mô tơ cổng âm sàn sẽ không làm mất đi tổng thể thiết kế hài hòa của chiếc cổng nhà bạn.
- Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, mà còn có độ bền tương đối cao, được bảo vệ bởi lớp đất nền bao quanh nên nếu biết thiết kế hệ thống chống nước hiệu quả và bảo trì đúng cách thì motor này có thể tồn tại rất lâu. Nếu có hỏng hóc xảy ra, việc tháo dỡ động cơ cũng rất đơn giản, không cần phải dỡ bỏ cả các cánh cổng để sửa chữa như các loại động cơ lộ thiên khác.
Nhược điểm của mô tơ cửa cổng âm sàn
- Tuy khá dễ dàng để tháo lắp sửa chữa nhưng khi đã kết nối motor với một cổng đã có sẵn thì sẽ có sự thiết lập thông số phù hợp với chiếc cổng đó, vậy nên, nếu bạn muốn đổi một chiếc cổng mới mà vẫn sử dụng mô tơ cũ thì phải tốn công, thời gian để thiết lập, bổ sung lại để thiết bị mới có thể thích ứng với cổng mới.
- Ngoài ra, giá cả cũng là một nhược điểm cần nhắc tới của mô tơ cổng âm sàn. Giá mô tơ cổng âm sàn cao hơn khá nhiều so với các loại khác, gấp khoảng 1,2 đến 1,5 lần.
- Sửa chữa và bảo dưỡng cổng tự động định kì chính là biện pháp tốt nhất để bảo trì, giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo hoạt động an toàn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra hệ thống thoát nước, các đường dây tín hiệu,… Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả bảo dưỡng, bạn nên thuê các nhân viên kĩ thuật am hiểu về việc này từ đơn vị lắp đặt.
Những điều cần lưu ý khi lắp đặt mô tơ cổng âm sàn
Lắp đặt cổng tự động rắc rối và phức tạp hơn rất nhiều so với các loại cổng truyền thống, trong đó, quan trọng nhất là giai đoạn lắp đặt sản phẩm. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện lắp đặt một cách hiệu quả hơn.
1. Kích thước cổng
- Thay vì phải tự mình dùng sức để đẩy cổng, giờ đây bạn chỉ cần bấm remote điều khiển từ xa. Để di chuyển được các cánh cổng, mô tơ phải xuất ra một lực tương ứng với khối lượng của cánh cổng.
- Vì vậy, cần phải đo đạc một cách kĩ lưỡng các kích thước cũng như trọng lượng của các cánh cổng để có thể lựa chọn lắp đặt motor có thông số kĩ thuật phù hợp. Thông thường, nên chọn loại có tải trọng lớn hơn 30% so với các cánh cổng.
2. Vị trí lắp đặt
- Mô tơ cổng âm sàn tự động thường được gắn dưới và nối với một đầu của bản lề cổng. Để sự kết nối này chặt chẽ, cần xác định cẩn thận một vị trí chính xác để đào một khoảng trống chứa hộp mô tơ.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc đến vị thế của vị trí đó, có dễ ngập úng nước hay không, có dễ ẩm hay có côn trùng nhiều hay không để đảm bảo sự lâu bền, kéo dài tuổi thọ sử dụng.
3. Hệ thống thoát nước
- Mô tơ cổng âm sàn có thể sẽ hỏng nếu bị ngập nước quá lâu hoặc quá nhiều lần. Dù đế của nó được thiết kế có lớp zoăng chống nước nhưng cũng vẫn cần thiết lập một đường ống thoát nước để có thể đảm bảo toàn bộ hộp luôn được khô ráo, “tuổi thọ” cao.
- Với những vị trí lắp đặt không có nơi thoát nước thì có thể sử dụng biện pháp lắp đế cao hơn bề mặt xung quanh một chút nhằm giảm thiểu khả năng thấm nước.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét